Từ quyển sách giáo khoa cấp một, đánh thức nhận thức cảm quan cho trẻ…
“Giáo dục thẩm mỹ” có thể nói là thứ cực kì trừu tượng và ít được quan tâm không chỉ ở đất nước đang phát triển như Việt Nam ta, mà ngay cả những nước phát triểu như Singapore, Nhật bản hay Đài Loan. Sự quan trọng cũng như giá trị mà tính thẩm mỹ mang lại cho con người luôn hiện diện nhưng bị nhìn nhận với góc độ hời hợt, mà trong đó giáo dục về tính thẩm mỹ luôn bị xếp sau hơn cả.
Có hàng ngàn câu trả lời cho câu hỏi “cái đẹp là gì?”.
Sự tưởng tượng, óc sáng tạo, hay cách để xây dựng nên tính thẩm mỹ ở một người là vô cùng quan trọng, mà ngay từ ghế nhà trường phải được rèn dũa. Không thể phủ nhận rằng giáo dục về tính thẩm mỹ cần được quan tâm. Về lâu dài, nó liên quan nhiều hơn đến sức mạnh văn hóa của một quốc gia, ngay cả các quốc gia phát triển như Đài Loan.
Hiểu được điều đó và để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, một nhóm học sinh của trường Đại Học Giao Thông Đài Loan Mu-Tian Chen, cùng với Zhong-Yian Lin, Bo-Wei Zhang đã thành lập “biệt đội tế bào thẩm mỹ” để khởi động chương trình giáo dục thẩm mỹ nhằm biến đổi toàn diện sách giáo khoa tiểu học luôn khô khan và rập khuôn trước đây trở nên mới mẽ và bắt mắt hơn. Các bạn nhận ra rằng, việc xây dựng tư duy thẩm mỹ cần được thực hiện khi còn nhỏ, thích hợp nhất khi học tiểu học. Sự sắp đặt hình ảnh, màu sắc có logic kết hợp cùng các bài học thường nhật, giúp các bé không chỉ làm quen mà còn tiếp cận hơn với cái đẹp. Các designer được yêu cầu chỉnh sửa lại bố cục sách, vẽ tranh minh họa để trẻ được bắt đầu tiếp xúc với tính thẩm mỹ trong từng bài học.
Hai quyển sách ngữ văn lớp 5 và 6 mang đậm sự đổi mới chính thức ra đời với công sức của hơn 30 graphic designer. Thông qua các diễn đàng kêu gọi vốn, TED TALK,… Nhà sáng lập đã thành công đưa sách vào thực tiễn tại một trường tiểu học ở Tân Trúc. Tuy nhiên, Kế hoạch của các bạn trẻ Đài Loan này gặp rất nhiều trở ngại ngay từ khi đề xuất. “Một số người nói rằng điều này là vô ích, và chúng tôi đang lãng phí thời gian” Bo-Wei Zhang bộc bạch: Thú thực rằng sự tự tin bị ảnh hưởng phần nào, nhưng vì các bạn trong team đều rất quyết tâm nên đã bắt tay ngay mà không nghĩ ngợi nhiều “ làm trước rồi tính sau vậy!”
Từ những công việc đầu tiên như lên ý tưởng, tìm kiếm designer toàn thời gian, bán thời gian, các nhà nghiên cứu sách giáo khoa. Bắt tay vào bố cục và thiết kế lại toàn bộ sách, in ấn, đến việc cho các bé tiểu học đọc sơ lược bản in đầu.
Nhớ như in lần xem sách đầu tiên ở trường tiểu học Đại Hồ, Tân Trúc, vài học sinh lớp năm đã thốt lên sau khi lướt những trang đầu tiên: “ Ôi trời ơi, đây là sách Ngữ văn sao ?” Các bé mạnh dạn lật những trang sau đó nữa với ánh mắt sáng ngời, để lộ những cử chỉ yêu thích, khen ngợi trong vô thức, khi đó cả team mới dám khẳng định rằng đây là một hướng đi đúng đắn.
Các bước đầu tiên trong kế hoạch giúp trẻ em Đài Loan từng bước xây dựng tính thẩm mỹ qua từng trang sách đã thành công rực rỡ. Trong tương lai, Biệt đội tế bào thẫm mỹ sẽ mời thêm nhiều các học sinh tiểu học tham gia vào kế hoạch như một thành viên thực thụ, cùng nhau nghiên cứu và phát triển. “Các chi tiết nhỏ nhặt nhất như font chữ, khoảng cách, cự ly đều phải được đồng nhất. Màu sắc phải in ấn sao cho mượt mà hơn, thích hợp hơn trong việc kích thích giác quan và trí tưởng tượng của trẻ” Xu-Jun một thành viên trong nhóm chia sẽ.
Như câu nói mở đầu cho bài chia sẽ ngày hôm nay, Cho tôi một quyển sách giáo khoa, tôi sẽ gởi lại cả một viện mỹ thuật. Không còn là ý nghĩ đơn giản của ba thành viên ban đầu, cả biệt đội giờ đây đã chung tay biến nó thành một dự án cộng đồng lớn mang sức ảnh hưởng không chỉ với những người trẻ mà còn cả một nền giáo dục xứ Đài. Khi xem đến đây, chắc bạn cũng đồng ý với quan điểm tính thẩm mỹ cần được rèn dũa và xây dựng một cách khoa học. Hy vọng không chỉ ở Đài Loan mà Việt Nam trong tương lai gần sẽ bắt đầu chú tâm đến sự phát triển tính thẩm mỹ ở trẻ em cũng như mang nó vào làm phong phú hơn nền giáo dục.
Hình ảnh được lấy từ trang: 美感細胞